Nền báo chí Liên Xô Truyền thông Nga

Báo in

Nền báo chí XHCN rất phát triển dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của Đảng Cộng sản và Chính quyền Xô Viết.

Số lượng phát hành

Vào năm 1988 nền báo chí Xô Viết phát hành khoảng 8000 tờ báo ngày với gần 60 ngôn ngữ khác nhau, với một số lượng phát hành lên đến 170 triệu bản Ttính theo bản tiếng Nga).

Đội ngũ nhà báo

Hầu hết tất cả những nhà bình luận và biên tập báo chí Liên Xô đều là đảng viên Đảng Cộng sản và là thành viên của Hiệp hội nhà báo Liên Xô, tổ chức gồm khoảng 74.000 nhà báo. Đến năm 1988, có 80% số nhà báo là đảng viên Đảng Cộng sản. Bởi vậy, nền báo chí Liên Xô là nền báo chí XHCN.

Đảng Cộng sản Xô Viết rất đề cao việc giáo dục nghiệp vụ để đào tạo nên những nhà báo tài năng và có bản lĩnh chính trị vững vàng. Các lĩnh vực đào tạo rất đa dạng từ phóng viên báo viết đến phát thanh và truyền hình, phóng viên báo ảnh và biên tập văn học, nghệ thuật. Trường Đại học Matxcơva là nơi đã đạo nên nhiều nhà báo xuất chúng của nền báo chí XHCN Liên Xô. Vào những năm cuối thập kỷ 80, trường có khoảng 2500 sinh viên theo học báo chí. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành báo chí, sinh viên còn được đào tạo về Đảng Cộng sản Liên Xô. Một số môn học trong đào tạo báo chí ở Nga như sau: Lý thuyết và thực hành của báo chí Đảng Cộng sản, Lịch sử nền báo chí Cộng sản, Truyền hình và Phát thanh, Làm phim và biên tập – xuất bản, Báo chí và Văn học nước ngoài, Báo chí và Văn học Nga, Tu từ trong ngôn ngữ Nga, Kỹ thuật trong nghiệp vụ báo chí và truyền thông. Cuối những năm 1980, có đến 100.000 nhà báo Xô Viết tốt nghiệp từ Trường Đại học Báo chí Matxcơva.

Quá trình phát triển

Báo chí Liên Xô dần dần cải tiến thay đổi khổ báo và cách phát hành.

Nhiều báo thử nghiệm cách in những bài báo ngắn hơn và ra báo tuần.Dưới thời Govbachev, báo chí phát triển trong việc cung cấp nhiều thông tin về quan điểm của Chính phủ về các sự kiện trong và ngoài nước. Sau khi lên nắm quyền năm 1985, Chính phủ của Govbachev đã thực hiện một chính sách cởi mở hơn để giúp nền báo chí có tính tự do hơn.

Trong Nhà nước Xô Viết, bên cạnh báo chí của toàn Liên bang còn có báo chí địa phương để phân phối đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện của Liên bang Xô Viết. Đảng Cộng sản đã tạo mọi điều kiện để các tờ báo địa phương được in ấn và phát hành bằng tiếng địa phương của họ. Điều đó thể hiện tính chất của báo chí thời Stalin, "hình thức mang tính quốc gia, nội dung mang tính xã hội". Tuy vậy số lượng phát hành của báo chí địa phương cũng chỉ giới hạn trong một địa phương nhất định. Mặc dù vậy, càng về sau báo chí địa phương càng phát triển hơn và thu hút được số đông công chúng.

Một số tờ báo lớn của Liên Xô

Pravda (Sự thật).

Tờ Pravda, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, là tờ báo quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Với số lượng phát hành mối ngày từ 12 đến hơn 20 triệu bản, Pravda tập trung vào những sự kiện của Đảng cũng như các sự kiện quan trọng trong và ngoài nước.

Tờ báo được sáng lập vào ngày 3/10/1908, với quan điểm trung thành với Đảng Cộng sản. Pravda được xuất bản cho đến ngày 22/8/1991. Tờ báo là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1912 đến năm 1991. Tờ báo có trụ sở ở Viên (Áo), Matxcơva va Xanh-Peterburg.

Website: www.pravda.ru descendant).

Sau khi Pravda bị đóng cửa bởi sắc lệnh của Tổng thống Yeltsin, những nhà báo của nó đã lập ra một tờ báo mới với khổ nhỏ hơn. Đồng thời, một phiên bản khác của Pravda cũng được phát hành trên mạng.

Izvestia (Tin tức).

Izvestia là một tờ báo ngày có tên gọi đầu tiên là News of The Petrograd Soviet of Workers Deputes và ra đời vào ngày 13/3/1917 ở Petrograd. Ban đầu, tờ báo bộc lộ của Đảng Cộng sản Xô Viết.

Tờ báo đã trải qua tổng cộng ba lần đổi tên và đến lần thứ 3, cũng là lần cuối cùng khi Liên Xô còn tồn tại, tờ báo có tên Izvestia Sovetov Narodnykh Deputatov SSSR (gọi tắt là Izvestia).

Sau Đại hội Quốc tế II, Izvestia trở thành tờ báo chính thức của Chính phủ Liên Xô.

Izvestia trong thời đại của Liên bang Xô Viết.

Trong nền báo chí Liên Xô, trong khi Pravda là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Liên Xô, thì Izvestia là tờ báo bộc lộ của Chính phủ và nhân dân Xô Viết, đúng như tôn chỉ của tờ báo này là tiếng nói, quan điểm của nhân dân Liên Xô.

Krokodil.

Tờ báo châm biếm, trào phúng chính trị rất được yêu thích với số lượng phát hành hơn 6 triệu bản, với những hình ảnh hoạt hình và các tin tức thuộc ý thức hệ.

Tờ báo được sáng lập năm 1922, cùng thời gian đó, có rất nhiều tờ báo khác có phong cách trào phúng, như Zanoza và Prozhektor, những tờ báo ngày nay đã không còn. Nhiều tờ báo tương tự như vậy cũng xuất hiện ở các nước thuộc Liên Xô, như: Perets'/Перець ("Quả ớt") ở Ukriana, Vozhyk/Вожык ("Con nhím") của Belarút và Šluota ("Cây đậu") ở Lithuania; và một số nước XHCN ở Đông Âu, như Urzică ("Cây tầm ma") ở Romania.

Phong cách châm biếm, trào phúng không thực sự thích hợp trong xã hội Liên Xô, nhưng Prokodil vẫn được phát hành và đăng các tin quan trọng về chính trị, xã hội. Chính phong cách của tờ báo lại đem đến sự mới me, sáng tạo cho nền báo chí Liên Xô.

Có nhiều những nhà báo xuất sắc đã từng cộng tác với tờ báo, như: Vladimir Mayakovsky, Kukriniksy, và Yuliy Ganf. Trong số những tác phẩm của Vladinir Mayakovsky, có 5 câu chuyện tình hư cấu được đăng trên tạp chí Krokodil được xem là trào phúng của trào phúng.

Krokodil ngày nay.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tờ báo cũng ngừng xuất bản, nhưng được phát hành lại vào năm 2005 dưới dạng một tờ báo tuần có trụ sở ở Matxcơva, với Tổng biên tập là Sergei Mostovshchiukov. Nó đang được cân nhắc xuất bản với hình thức của báo chí Xô Viết.

Một số tờ báo khác là Trud (Lao động), Komsomolskaya Pravda (Sự thật Komsomol), Krasnaya Zvezda (Sao đỏ), tờ báo quân sự viết về quân đội Nga.